Viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là một căn bệnh mà bất kỳ bé nào cũng có thể bị. Tuy bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho bé nếu không điều trị đúng phương pháp. Bởi vậy, ba mẹ cần đánh giá sớm tình trạng viêm mũi ở trẻ để có hướng giải quyết tốt nhất. Hôm nay bài viết của chúng tôi sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ phần nào về căn bệnh này, từ đó có cách chữa trị và phòng ngừa hiệu quả cho bé.

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em xuất hiện và gây ra bởi các phản ứng thông qua trung gian miễn dịch IgE với những chất gây dị ứng từ môi trường xung quanh. Phản ứng IgE hiểu đơn giản là khi chất dị ứng đưa vào bên trong cơ thể trước đó và được hệ miễn dịch nhận biết, xử lý tạo ra IgE. Về sau IgE này sẽ liên kết với tế bào mast, IgE được tạo ra hiện tại đã gắn trên tế bào mast sẵn trước đó. Trên cùng 1 kháng nguyên xuất hiện 2 IgE sẽ thúc đẩy hoạt động thoái hóa tế bào mast. Khi đó giải phóng các chất trung gian là leukotriene và histamin. Các chất trung gian này gây ra kích ứng môi mũi gần đó. Chính vì vậy gây ra các triệu chứng dị ứng.

Nguyên nhân viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Nguyên nhân viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Thông thường viêm mũi ở trẻ trên 2 tuổi do các yếu tố trong nhà. Còn trẻ lớn hơn thường do tác nhân ngoài trời. Viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện vào bất cứ lúc nào, có thể chia làm hai loại viêm mũi là viêm mũi theo mùa và quanh năm.

Viêm mũi dị ứng theo mùa

Nguyên nhân chủ yếu là phấn hoa, lông chó mèo, bụi, ngoài ra do thời tiết thay đổi đột ngột cũng là một nguyên nhân phổ biến.

Viêm mũi dị ứng thời tiết ở trẻ em thường xảy ra vào mùa đông và mùa xuân, nhất là ở miền Bắc. Chủ yếu thời điểm này thời tiết lạnh hơn, không khí có nhiều bụi, phấn, mà miễn dịch của trẻ yếu sẽ dễ dàng xuất hiện dị ứng mũi.

Viêm mũi dị ứng quanh năm

Dị ứng quanh năm chủ yếu là do trẻ sinh ra đã có cơ địa dị ứng. Khi tiếp xúc các yếu tố gây dị ứng trong môi trường sống, trẻ dễ dàng mắc phải bệnh viêm mũi.

Dấu hiệu và triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Bệnh sử của các bệnh nhân viêm mũi dị ứng thường khá đơn giản, nhưng cũng có lúc xuất hiện các triệu chứng phức tạp.

Một vài biểu hiện viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ tiêu biểu như sau:

  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi và dẫn lưu sau mũi.
  • Thường xuyên hắt hơi.
  • Phần cuống mũi có tình trạng nhợt nhạt, không có hoặc có kèm theo nước mũi.
  • Trẻ bị ngứa mũi, thường xuyên đưa tay dụi mũi để giảm ngứa.
  • Đau nhức đầu.
  • Ho khan liên tục.
  • Vòm miệng, tai, mũi hoặc mắt bị ngứa.

Còn với trẻ bị viêm mũi dị ứng quanh năm thường có các biểu hiện sau:

  • Ngủ ngáy.
  • Nhiễm trùng tai liên tục.
  • Thở bằng miệng.

Tuy nhiên các biểu hiện này có thể giống với những căn bệnh khác, do đó để chắc chắn hơn nên đưa con của bạn đi khám bác sĩ.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng bao lâu thì khỏi?

Thông thường bệnh có thể mất khoảng 7-10 ngày sẽ khỏi. Tuy nhiên nếu cơ thể có sức đề kháng yếu, ba mẹ không phát hiện và xử trí sớm có thể khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng kéo dài. Từ đó bé sẽ có những biến chứng kéo theo như viêm phế quản, viêm tai giữa hoặc viêm xoang,…

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Chắc hẳn nhiều ba mẹ có câu hỏi “Cách chữa trị viêm mũi dị ứng tại nhà cho trẻhay “Viêm mũi dị ứng ở trẻ em uống thuốc gì?

Tuy nhiên, nguyên tắc luôn luôn phải nhớ trước tiên là đưa bé đi khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ biểu hiện nào được nêu ra ở trên. Tuyệt đối không tự ý cho bé dùng thuốc mà chưa có hướng dẫn và chỉ định từ người có chuyên môn. Tự ý dùng thuốc cho bé không chỉ không có hiệu quả trị bệnh mà còn gây ra các biến chứng khôn lường. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán rõ nguyên nhân và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất cho bé.

Tìm hiểu xem nguyên nhân thực sự gây ra dị ứng ở trẻ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ bé tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ này.

Mục tiêu điều trị thông thường là làm giảm các triệu chứng bệnh về mức thấp nhất bằng các thuốc có hiệu quả nhất, ít gây phản ứng không mong muốn nhất.

Nhiều nhóm thuốc đang được sử dụng nhằm điều trị bệnh như thuốc kháng histamin, thuốc antileukotriene, nước mũi,… Các nhóm thuốc này có thể chia thành hai dạng dùng như đường uống và đường tại chỗ.

Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ
Thuốc điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Thuốc đặc trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em tác động tại chỗ

  • Thuốc kháng histamin dạng xịt trực tiếp vào mũi chứa hoạt chất Azelastine, Olopatadine,…
  • Thuốc corticosteroid dạng xịt có chứa Budesonide, Mometasone, Beclomethasone,…
  • Thuốc kháng histamin/corticosteroid xịt mũi như Olopatadine/Mometasone, Azelastine/Fluticasone,…
  • Thuốc thông mũi dạng xịt chứa Ipratropium,…
  • Chất ổn định tế bào mast ở mũi như Cromolyn natri.
  • Thuốc gây co mạch nhỏ vào mũi chứa Naphazolin,… không dùng cho trẻ em do nguy cơ gây choáng, tím tái. Các bé chỉ nên dùng xịt muối sinh lý.
  • Ngoài ra còn có các thuốc xịt bào chế từ dược liệu, thảo dược tự nhiên.

Nhóm thuốc uống

  • Thuốc uống kháng histamin thế hệ 2 như loratadin, cetirizin, fexofenadin,…
  • Thuốc antileukotriene như montelukast.
  • Thuốc kháng sinh đường uống nếu viêm mũi có nhiễm khuẩn.
  • Thuốc cường giao cảm dẫn đến co mạch nhưng những thuốc này chỉ dùng cho người lớn.
  • Thuốc uống chứa glucocorticoid như Prednisone, Dexamethasone cho các trường hợp bệnh nặng hoặc mạn tính.

Ngoài dùng thuốc tây, còn có các mẹo và bài thuốc chữa trị viêm mũi dị ứng cho trẻ em để làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh. Có thể sử dụng các nguyên liệu quen thuộc như gừng, tỏi và ngải cứu.

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng ở trẻ

Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ
Phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó phụ huynh nên có các biện pháp giúp bé phòng ngừa mắc bệnh là tốt nhất. Đặc biệt là những bé có cơ địa nhạy cảm dễ dị ứng:

  • Thường xuyên thực hiện rửa mũi hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý rất cần thiết. Nhất là khi bé phải tiếp xúc với môi trường bên ngoài quá nhiều hoặc trời đang chuyển lạnh.
  • Luôn giữ cho nhà cửa, môi trường sống thông thoáng và sạch sẽ.
  • Giảm thiểu tiếp xúc của bé đối với các yếu tố gây dị ứng như phấn hoa, chó mèo. Hạn chế nuôi chó mèo hoặc là trồng hoa gần khu vực sinh hoạt của bé.
  • Trước khi đi ngủ và sau khi dậy vệ sinh răng miệng cho bé thật sạch sẽ cũng là một cách giảm thiểu nguy cơ hiệu quả. Súc miệng bằng nước ấm vừa giúp giữ vệ sinh răng miệng, vừa hạn chế các mầm bệnh tiềm ẩn.
  • Dùng khăn ấm lau phần mũi cho bé trước khi ngủ sẽ khiến bé cảm thấy dễ đi vào giấc ngủ hơn, đặc biệt là khi bé đang mắc bệnh.
  • Ngoài nâng cao chất lượng sống bên ngoài, nên tăng cường cả đề kháng cho bé từ bên trong. Xây dựng một chế độ ăn uống cân đối, lành mạnh, nên cho bé ăn nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp được nhiều vitamin và khoáng chất. Sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin C, kẽm nhằm hỗ trợ nâng cao miễn dịch.
  • Hơn nữa giúp bé có thời gian ngủ cố định và đúng quy luật cũng sẽ nâng cao đề kháng phần nào.
  • Thời tiết chuyển mùa phải chú ý hơn, trời lạnh mặc thêm áo và có biện pháp giữ ấm cơ thể cho bé. Các bộ phận cần chú ý giữ ấm như đầu, cổ và bàn chân.
  • Với các trường hợp dưới 3 tháng tuổi, khi mà trẻ có biểu hiện viêm mũi và sổ mũi. Ba mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế ngay để được kiểm tra kịp thời. Ba mẹ có thể nhầm lẫn viêm mũi và cảm cúm, không chữa kịp sẽ gây ra viêm phế quản rất nguy hiểm.

Tài liệu tham khảo

  1. Jack M Becker, Pediatric Allergic Rhinitis, Medscape. Truy cập ngày 10/10/2023.
  2. Charles Frank Schuler Iv, Allergic Rhinitis in Children and Adolescents, Pubmed. Truy cập ngày 10/10/2023.

Bình Luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *